Những hình ảnh cận cảnh và không tì vết trong bộ phim truyền hình của đài SBS “Ngọn gió đông năm ấy” được tạo ra với những kỹ thuật được sử dụng trong các bộ phim điện ảnh và các quảng cáo trên truyền hình. Chất lượng hình ảnh độc đáo của bộ phim truyền hình “Ngọn gió đông năm ấy” đã tạo nên một cơn sốt.
Đó là tác phẩm của bộ đôi biên kịch Noh Hee-kyeong và Kim Kyo- tae, những người đã viết kịch bản và sản xuất bộ phim của JTBC “ Padam Padam”.
Phương pháp đặc trưng để khắc họa một câu chuyện tình yêu của họ thể hiện rất rõ trong bộ phim mới đang đứng đầu về tỷ lệ người xem trong khung giờ vàng 10 giờ tối.
Trên thực tế, mặc dù những ngôi sao hàng đầu Song Hye- Kyo và Jo In- Seong là những ngôi sao kỳ cựu nổi tiếng với khả năng diễn xuất thu hút của họ, chính khuôn mặt không tì vết trong “Ngọn gió đông năm ấy” đã thu hút sự chú ý của khán giả. Đặc biệt, Song Hye- kyo người đóng vai một người thừa kế bị mù của một tập đoàn khổng lồ không có bất kỳ một nếp nhăn, một nốt tràm hoặc thậm chí là lỗ chân lông hiện ra được phát sóng siêu rõ nét.
JoongAng Ilbo đã phỏng vấn với đội ngũ sản xuất để tìm ra những bí mật của họ, và những khuôn mặt không tì vết không phải là do sửa chữa da mặt mà do các kỹ thuật quay phim thường được sử dụng cho phim điện ảnh và các quảng cáo trên truyền hình. “ Để giúp người xem hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật, tôi sử dụng các góc quay cận cảnh”, Kim Cheon-seok- đạo diễn hình ảnh- nói, Người Hàn Quốc đã biết cốt truyện của “ Ngọn gió đông năm ấy”, một phim truyền hình làm lại từ bản phim của Nhật. Vì thế nhà sản xuất tìm kiếm sự khác biệt với những kỹ thuật hình ảnh đặc biệt để làm nổi bật những cử động nhỏ nhất trên khuôn mặt diễn viên hoặc ánh mắt long lanh của họ
Trong những thước phim cận cảnh, khuôn mặt diễn viên sẽ chiếm trọn màn hình- một kỹ thuật độc đáo đối với phim truyền hình thông thường chỉ dung những cảnh gần trung bình hoặc những góc quay nửa người.
Những cảnh như khi Song Hye-kyo tô son hay đi xuống sông là những thước phim giống như các quảng cáo, thể hiện cho người xem những khung hình rất gần của các ngôi sao. Kỹ thuật này rất phổ biến trong thế giới quảng cáo nhằm làm tăng sự gần gũi với người xem. “ Về mặt nghệ thuật hình ảnh, tôi muốn phá vỡ những quy chuẩn định sẵn cho các bộ phim truyền hình hiện nay’ ông Kim nói. “Tôi thoát ra khỏi bất kỳ khung hình nào ở giữa (giữa cận cảnh và toàn cảnh). Và cũng nhờ kỹ năng diễn xuất của Song Hye-kyo và Jo In-sung trong thể hiện cảm xúc qua mắt họ, tôi thường phóng to hơn là tôi dự định ban đầu.
Để có thể tạo ra những thước phim chi tiết đến như thế, đoàn làm phim đã sử dụng máy quay Alexa Plus độ phân giải cao có giá hàng triệu won. Những máy quay này nổi tiếng với kỹ thuật quay tốc độ cào và màu sắc rực rỡ.
Việc chỉnh sửa sau khi quay cũng là một kỹ thuật khác được đoàn làm phim sử dụng. Việc quay phim bắt đầu từ tháng 11, vì thế khi tập 1 được phát sóng, thì 8 tập đã được quay xong. Điều này tạo thời gian cho công việc chỉnh sửa, dù vẫn còn nhiều việc vất vả. Với 29 hình/ giây, mỗi phút của một tập phim dài 62 phút được tạo nên từ hàng nghìn hình- tất cả đều cần phải chỉnh sửa
Phim trường của “Ngọn gió đông năm ấy” cũng sử dụng gấp đôi thiết bị chiếu sang so với các bộ phim truyền hình khác. Ở phim trường ở Icheon, Gyeonggi, đoàn phim phải sử dụng máy phát 300 kilowatt để cung cấp điện cho tất cả các đèn chiếu- gấp 3 đến 6 lần một máy phát điện thường được sử dụng.
Đạo diễn ánh sang Park Hwan đã làm việc với đạo diễn hình ảnh hơn 20 năm, vì thế mối quan hệ của họ cũng gần gũi như giữa biên kịch Noh và đạo diễn Kim Kyo Tae.
’ Quan điểm của cả tôi và đạo diễn hình ảnh Kim là diễn viên cũng nên đẹp ngay cả khi họ đang khóc”, ông Park nói. “ Chúng tôi sử dụng tất cả các loại ống kính để tạo ra những hình ảnh đầy cảm xúc”
Han Eun-hwa [
hkim@joongang.co.kr]
Source: Soompi
Người dịch:red_glasses@kites.vn